IQC là cụm từ viết tắt của Input Quality Control có nghĩa là kiểm soát chất lượng đầu vào. Đây là một vị trí công việc đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động sản xuất của các nhà máy, doanh nghiệp hiện nay.
Cũng giống như tên gọi của nó, vai trò chính của IQC là kiểm soát chất lượng các hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào trước khi bước vào quá trình vào sản xuất.
Để đảm bảo quá trình sản xuất và kinh doanh được tối ưu và hiệu quả nhất thì chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của IQC, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn.
Hãy thử nghĩ xem: Nếu như hàng hóa, nguyên vật liệu nhập về tràn lan, số lượng nhập kho rất lớn với nhiều chủng loại khác nhau thì chúng ta có thể dễ dàng nắm được tổng số lượng hàng hóa đó hay không? Có bao nhiêu hàng hóa đạt yêu cầu? Chất lượng sản phẩm ra sao? Có cần đổi hay trả gì không?
Thật khó để nắm bắt được tất cả nếu như không kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu, vật tư đầu vào. Bởi, đối với một số hàng hóa không đạt tiêu chuẩn khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ làm hỏng cả một dây chuyển và tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với hàng loạt rủi ro lớn về chất lượng sản phẩm bán ra. Hậu quả cuối cùng là làm tổn hại đến uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp.
Vì vậy, để đảm bảo được chất lượng đầu ra thì doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng đầu vào kết hợp với quy trình chuẩn được thực hiện trong quá trình sản xuất.
Vai trò chính của nhân viên IQC khi thực hiện kiểm soát chất lượng đầu vào là phải đảm bảo được chất lượng của các nguyên liệu, vật tư cũng như trang thiết bị đầu vào đạt tiêu chuẩn và đúng với những quy định trước khi đưa vào sản xuất trong nhà máy. Để hiểu rõ hơn về công việc của nhân viên IQC, hãy cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài viết.
Bên cạnh những nhiệm vụ chính nêu trên, các nhân viên IQC còn thực hiện các công việc khác như:
Để hoàn thành công việc một cách xuất sắc và hiệu quả nhất thì đòi hỏi một nhân viên IQC cần đáp ứng được 3 kỹ năng dưới đây:
Đây là một kỹ năng rất quan trọng bởi kỹ năng này sẽ giúp một nhân viên IQC quản lý nguyên liệu, vật tư nhập kho đảm bảo cả về chất lượng lẫn số lượng, từ đó quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường được suôn sẻ và đúng tiến độ.
Kỹ năng này còn thể hiện thông qua việc nhân viên IQC đó đảm bảo được thời gian hiệu quả, sắp xếp thời gian hợp lý và biết cách giải quyết các vấn đề theo thứ tự ưu tiên để hoàn thành tốt nhất công việc được giao.
Một nhân viên IQC có được kỹ năng này sẽ giúp đảm bảo được chất lượng không chỉ khâu đầu vào mà còn đảm bảo chất lượng xuyên suốt cả một quá trình sản xuất và không để xảy ra soi sót. Từ đó giúp giảm thiểu được những sản phẩm lỗi, hỏng hóc một cách tối thiểu nhất.
Kỹ năng này không chỉ cần thiết đổi với nhân viên IQC mà nó thực sự cần thiết đối với tất cả chúng ta. Một người nhân viên linh hoạt và nhạy bén với các vấn đề, giải quyết ổn thỏa các sự cố xảy ra sẽ giúp cho quá trình làm việc của tổ chức trở nên suôn sẻ và hiệu quả nhất.
Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về IQC cũng như những công việc cụ thể của một nhân viên IQC. Hy vọng bài viết không chỉ cung cấp thêm nhiều kiến thức về IQC mà còn hỗ trợ bạn nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với bản thân mình. Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất!
Ngày cập nhật: 2021-09-08 17:54:40
Nhân viên hạnh phúc là một lợi ích cho mọi tổ chức. Họ làm việc có năng suất và động lực hơn, đồng thời tạo ra bầu không khí làm việc dễ chịu ở nơi làm việc. Vì vậy, có thể thấy quản lý nhân sự hiệu quả đảm bảo rằng nhân viên liên tục nỗ lực phát triển nghề nghiệp của họ, đồng thời giữ cho mục tiêu cá nhân và tổ chức luôn phù hợp và mang lại kết quả cao hơn. Vậy quy trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp bao gồm những bước cơ bản nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
BALANCED SCORECARD (Thẻ điểm cân bằng) là một tập hợp các thước đo giúp các nhà quản trị cấp cao nhanh chóng hình thành cái nhìn toàn diện về tình hình của tổ chức mình. Nhưng tại sao BALANCED SCORECARD không phải là công cụ đo lường KPI? Hãy cùng tìm hiểu những lý do tại bài viết dưới đây.
Bạn từng là một trong những nhà quản lý được kính trọng nhất của công ty, nhưng sau khoảng thời gian dài làm việc, bạn dần nhận ra có một số nhân viên không tôn trọng bạn. Và việc các nhân viên của bạn có vấn đề với bạn vì bất kỳ lý do gì thì nhân viên đó có thể hạ thấp tinh thần chung và khiến công việc của bạn trở nên khó khăn hơn nhiều. Vậy làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người quản lý khi họ đánh mất sự ngưỡng mộ và tôn trọng của nhân viên mình. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có được câu trả lời cho mình.
Đã qua rồi cái thời nhà lãnh đạo và quản lý chỉ phải lo tuyển dụng, trả lương và thực thi các quy tắc. Muốn công ty thịnh vượng và phát triển bền vững đòi hỏi họ phải đảm nhận các vai trò nổi bật trong việc phát triển nhân viên, văn hóa công ty, chiến lược kinh doanh cấp cao, v.v. Dưới đây, ISOCERT sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm về quản lý nhân sự hiệu quả đã được các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp thành công áp dụng.
