Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á

Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 1/2022)

Biểu trưng được sử dụng từ mùa giải 2018

Thành lập
1996

Khu vực
AFF (Đông Nam Á)

Số đội
10 (chung kết)11 (đủ điều kiện để vào vòng loại)

Đội vô địchhiện tại

(lần thứ 7)

Đội bóngthành công nhất

(7 lần)

Trang web
Trang web chính thức

Các giải đấu

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (tiếng Anh: ASEAN Football Federation Championship, gọi tắt tiếng Anh: AFF Championship hay AFF Cup) là giải đấu bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá nam quốc gia đại diện các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức. Đây là giải bóng đá lớn nhất của khu vực Đông Nam Á.
Giải đấu được tổ chức 2 năm một lần, diễn ra vào các năm chẵn, ngoại trừ các lần vào năm 2007 (trùng với thời điểm diễn ra Đại hội Thể thao châu Á 2006) và 2020 (bị hoãn sang năm 2021 do đại dịch COVID-19). Năm 2016, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã công nhận giải đấu là một giải giao hữu chính thức.[1]
Giải lần đầu tiên diễn ra tại Singapore năm 1996 với tên gọi Tiger Cup do được tài trợ bởi Bia Tiger, hãng bia Châu Á Thái Bình Dương của Singapore với 10 đội tuyển và nhà vô địch đầu tiên là Thái Lan. Tên gọi Tiger Cup được giữ đến hết mùa giải 2004 sau khi hãng bia Tiger hết hợp đồng tài trợ. Tại mùa giải 2007, giải được gọi là AFF Cup hay AFF Championship. Mùa giải 2008, Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á được gọi là AFF Suzuki Cup 2008 do Tập đoàn Suzuki của Nhật Bản đã mua quyền đặt tên cho giải đấu và giải đấu được mang tên AFF Suzuki Cup từ đó. Kể từ năm 2022, Suzuki không còn tài trợ và rút quyền đặt tên cho giải đấu và một tập đoàn khác cũng đến từ Nhật Bản là Mitsubishi Electric đã thay thế, tên giải đấu do đó được đặt là AFF Mitsubishi Electric Cup.[2]
Tính đến nay, trong 14 lần tổ chức giải, đã có 4 đội tuyển vô địch, bao gồm Thái Lan (7 lần), Singapore (4 lần), Việt Nam (2 lần) và Malaysia (1 lần). Úc – thành viên đầy đủ chính thức của AFF từ năm 2013 – chưa từng tham dự giải đấu do sức mạnh vượt trội so với các đội Đông Nam Á.[3][4]
Tại lần tổ chức gần đây nhất vào năm 2022, đội tuyển Thái Lan đã lên ngôi vô địch Đông Nam Á sau khi đánh bại Việt Nam với tổng tỷ số 3–2 trong 2 trận chung kết lượt đi và lượt về.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1996, giải lần đầu tiên được tổ chức tại Singapore với sự tham gia của 10 đội tuyển. Thái Lan trở thành nhà vô địch đầu tiên của Đông Nam Á sau khi đánh bại Malaysia 1–0 trong trận chung kết. Bốn đội tuyển lọt vào bán kết năm đó được vào thẳng vòng chung kết của giải đấu tiếp theo, trong khi 6 đội tuyển còn lại phải thi đấu vòng loại để cạnh tranh cho bốn vị trí còn lại. Myanmar, Singapore, Lào và Philippines đã vượt qua vòng loại để vào giải đấu chính thức.

Năm 2006, do chậm trễ trong việc tìm kiếm tài trợ sau sự rút lui của Bia Tiger và trùng lịch thi đấu của Đại hội Thể thao châu Á 2006, giải đấu được lùi sang năm 2007 mà không có tên nhà tài trợ gắn kèm tên giải đấu.

Xem Thêm:  Nữ bồi bàn siêu khỏe bê một lúc 13 ly bia 'khổng lồ' gây sốt mạng

Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Đông Nam Á, lần thứ hai giải đã không thể tổ chức đúng như kế hoạch ban đầu.5

Từ năm 2016, giải đấu đã được FIFA công nhận là một giải giao hữu chính thức với các trận đấu quốc tế hạng A16 và tính điểm trên bảng xếp hạng của FIFA nhưng chỉ với hệ số 5 (so với hệ số 10 đối với các trận đấu giao hữu thuộc FIFA Days).

Nhà tài trợ tên giải[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giải Nhà tài trợ Tên
1996 – 2004 Tiger Beer Tiger Cup
2007 Không có AFF Championship
2008 – 2020 Suzuki AFF Suzuki Cup
2022 – nay Mitsubishi Electric AFF Mitsubishi Electric Cup

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Năm tổ chức Nước chủ nhà Chung kết Play-off tranh hạng ba Số đội tham dự
Vô địch Tỉ số Á quân Hạng ba Tỉ số Hạng tư
1996

Thái Lan

1–0

Malaysia

Việt Nam

3–2

Indonesia

10
1998

Singapore

1–0

Việt Nam

Indonesia

3–3 (s.h.p.)

(5–4 p)

Thái Lan

8
2000

Thái Lan

4–1

Indonesia

Malaysia

3–0

Việt Nam

9
2002

Thái Lan

2–2 (s.h.p.)

(4–2 p)

Indonesia

Việt Nam

2–1

Malaysia

9
Năm tổ chức Nước chủ nhà vòng bảng Chung kết Play-off tranh hạng ba/Hai đội thua ở bán kết Số đội tham dự
Vô địch Tỉ số Á quân Hạng ba Tỉ số Hạng tư
2004

Singapore

3–1

2–1

Indonesia

Malaysia

2–1

Myanmar

10
Singapore thắng với tổng tỉ số 5–2
2007

Singapore

2–1

1–1

Thái Lan

8
Singapore thắng với tổng tỉ số 3–2
2008

Việt Nam

2–1

1–1

Thái Lan

8
Việt Nam thắng với tổng tỉ số 3–2
2010

Malaysia

3–0

1–2

Indonesia

8
Malaysia thắng với tổng tỉ số 4–2
2012

Singapore

3–1

0–1

Thái Lan

8
Singapore thắng với tổng tỉ số 3–2
2014

Thái Lan

2–0

2–3

Malaysia

8
Thái Lan thắng với tổng tỉ số 4–3
2016

Thái Lan

1–2

2–0

Indonesia

8
Thái Lan thắng với tổng tỉ số 3–2
Năm tổ chức Chung kết Hai đội thua ở bán kết Số đội tham dự
Vô địch Tỉ số Á quân
2018

Việt Nam

2–2

1–0

Malaysia

10
Việt Nam thắng với tổng tỉ số 3–2
Năm tổ chức Nước chủ nhà Chung kết Hai đội thua ở bán kết Số đội tham dự
Vô địch Tỉ số Á quân
2020a

Thái Lanc

4–0

2–2

Indonesiac

10
Thái Lan thắng với tổng tỉ số 6–2
Năm tổ chức Chung kết Hai đội thua ở bán kết Số đội tham dự
Vô địch Tỉ số Á quân
2022

Thái Lan

2–2

1–0

Việt Nam

10
Thái Lan thắng với tổng tỉ số 3–2
  1. ^ Lùi lịch tổ chức sang năm 2021 do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 ở Đông Nam Á.
  2. ^ Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2020 được tổ chức tại một địa điểm tập trung do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 ở Đông Nam Á. Vào ngày 28 tháng 9 năm 2021, có thông báo rằng Singapore sẽ đăng cai tổ chức giải đấu.7
  3. ^ a b Do có hành vi không chấp hành quy định phòng chống doping, Cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA) đã ra án phạt cấm mang quốc kỳ vào các giải đấu khu vực và quốc tế, ngoại trừ tại Thế vận hội.89 Án phạt có hiệu lực từ tháng 10 năm 2021.10 Thái Lan sử dụng cờ nền trắng có logo của Liên đoàn bóng đá Thái Lan trong khi Indonesia sử dụng cờ nền trắng có hình quốc huy của Indonesia.
Xem Thêm:  Tiết lộ thái độ của mẹ ruột Lisa trong hộp đêm thoát y

Các đội tuyển tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển

1996

(10)

1998

(8)

2000

(9)

2002

(9)

2004

(10)

2007

(8)

2008

(8)

2010

(8)

2012

(8)

2014

(8)

2016

(8)

2018

(10)

2020

(10)

2022

(10)

Tổng
Chưa là thành viên AFF × × × × × 0
VB × × × × × VB 2
VB VB VB VB VB VB VB VB VB 9
4th 3rd 2nd 2nd 2nd VB BK 2nd VB VB 2nd VB 2nd BK 14
VB VB VB VB VB VB VB VB VB VB VB VB VB 13
2nd VB 3rd 4th 3rd BK VB 1st BK 2nd VB 2nd VB BK 14
VB VB VB VB 4th VB VB VB VB VB BK VB VB VB 14
VB VB VB VB VB VB BK BK BK VB BK VB VB 13
VB 1st VB VB 1st2 1st3 BK VB 1st4 VB VB VB BK VB 14
1st 4th 1st2 1st3 VB 2nd 2nd VB 2nd 1st4 1st5 BK 1st6 1st7 14
× VB VB VB 3
3rd 2nd 4th 3rd VB BK 1st BK VB BK BK 1st2 BK 2nd 14
Chú thích

Vị trí chung cuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư Bán kết Tổng số tốp 4
4 (1998, 2004, 2002, 2012) 3 (2007, 2008, 2012) 1 (1998) 1 (2018) 12
4 (2000, 2007, 2014) 2 (2008, 2020) 6
6 (2008, 2010, 2016, 2018, 2020, 2022) 2 (2000, 2007) 2 (1996, 2002) 1 (2000) 5 (2007, 2010, 2014, 2016, 2020) 12
1 (2010) 3 (1996, 2014, 2018) 2 (2000, 2004) 1 (2002) 3 (2007, 2012, 2022) 10
6 (2000, 2002, 2004, 2010, 2016, 2020) 1 (1998) 1 (1996) 2 (2008, 2022) 10
4 (2010, 2012, 2014, 2018) 4
1 (2004) 1 (2016) 2
Tổng số 14 14 5 5 18 56

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thể cầu thủ ghi bàn hàng đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến mùa giải năm 2022.
Hạng Cầu thủ Bàn thắng
1 25
2 17
3 15
5 14
6 13
7 12
10 11
  • In đậm chỉ ra cầu thủ vẫn còn đang thi đấu bóng đá quốc tế.

Vua phá lưới[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Cầu thủ
1996
1998
2000
2002
2004
2007
2008
2010
2012
2014
2016
2018
2020
2022

Cầu thủ xuất sắc nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Cầu thủ
1996
1998
2000
2002
2004
2007
2008
2010
2012
2014
2016
2018
2020
2022

Bàn thắng đẹp nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thời gian Cầu thủ Câu lạc bộ Bàn thắng

nâng tỷ số

Trận đấu
2012 9 tháng 12 năm 2012 1–1 Malaysia 1–1 Thái Lan

(bán kết lượt đi)

2014 22 tháng 11 năm 2014 2–1 Việt Nam 2–2 Indonesia

(vòng bảng)

2016 25 tháng 11 năm 2016 1–1 Singapore 1–2 Indonesia

(vòng bảng)

2018 5 tháng 12 năm 2018 1–1 Thái Lan 2–2 Malaysia

(bán kết lượt về)

2020 25 tháng 12 năm 2021 1–2 Indonesia 4–2 Singapore

(bán kết lượt về)

Các huấn luyện viên vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng xếp hạng tổng thể[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến mùa giải 2022
Thứ hạng Đội tuyển TD Tr T H B BT BB HS Đ Thành tích tốt nhất
1 14 85 53 20 12 187 96 +91 179 Vô địch (1996, 2000, 2002, 2014, 2016, 2020, 2022)
2 14 78 41 22 15 161 76 +85 145 Vô địch (2008, 2018)
3 14 76 38 17 21 189 129 +60 131 Á quân (2000, 2002, 2004, 2010, 2016, 2020)
4 14 75 34 15 26 131 88 +43 117 Vô địch (2010)
5 14 66 33 16 17 118 68 +50 115 Vô địch (1998, 2004, 2007, 2012)
6 14 50 15 8 27 62 110 –48 53 Bán kết (2004, 2016)
7 13 48 11 4 33 55 60 –5 37 Bán kết (2010, 2012, 2014, 2018)
8 9 34 6 0 28 39 110 –71 18 Vòng bảng (9 lần)
9 13 45 2 6 37 32 170 –138 12 Vòng bảng (13 lần)
10 2 8 1 0 7 3 37 –34 3 Vòng bảng (2 lần)
11 3 12 0 0 12 6 50 –44 0 Vòng bảng (3 lần)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “AFF Cup bắt đầu được FIFA tính điểm xếp hạng”. Báo Thanh Niên. 8 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ AFF, Editor (23 tháng 5 năm 2022). “AFF announces Mitsubishi Electric as the new title sponsor of AFF Mitsubishi Electric Cup 2022”. AseanFootball.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Trí, Dân. “Australia không tham dự giải Vô địch ĐNÁ và SEA Games”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ “AFF công nhận tư cách thành viên của Australia”. VOV.VN. 9 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ “AFF Cup từng một lần suýt “toang” vì không có tiền”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. 8 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ “FIFA to start awarding ranking points to AFF Championship tournament | Goal.com”. www.goal.com (bằng tiếng Anh). 10 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2023.
  7. ^ Noronha, Anselm (28 tháng 9 năm 2021). “Singapore to host AFF Suzuki Cup 2020: Teams, how to watch & more | Goal.com”. Goal.com. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2021.
  8. ^ “Thailand loses right to host tournaments”. Bangkok Post. Bangkok Post Public Co. Ltd. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021.

    The country has also been denied the right to display its national flag at any such events (international football events).

  9. ^ “Chairman Of PSSI: Regarding The Flag At AFF 2020, We Will Follow Whatever The Decision Is”. VOI – Waktunya Merevolusi Pemberitaan (bằng tiếng Anh). 24 tháng 11 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ “WADA confirms non-compliance of five Anti-Doping Organizations (7 October 2021)”. World Anti-Doping Agency (bằng tiếng Anh). 7 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
Xem thêm: Everest

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á
  • Giải vô địch bóng đá Đông Á
  • Cúp bóng đá vịnh Ả Rập
  • Giải vô địch bóng đá Nam Á
  • Giải vô địch bóng đá Tây Á

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trang web chính thức
  • AFF Cup tại RSSSF.com

YouTube video

Viết một bình luận